
Ngày 21/05/2025, thông qua nền tảng Zoom, Cộng đồng Design Thinking Techfest VN, Hệ sinh thái Diamond Innovation Forest và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và tạo tác động – IIC (Viện Phát triển Kinh tế Số VN – VIDE) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Sustainable Action lần thứ 3 với Chủ đề: Climate Change – Innovative Solutions.
Hành động bền vững và cơ hội carbon
Trước các thách thức biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến sức khoẻ, kinh tế, sự thịnh vượng và hạnh phúc và các quy định quốc tế mới như biên giới carbon của EU từ 1/1/2026, đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác từ cộng đồng để Việt Nam không bị tụt lại phía sau trong thị trường tín chỉ carbon.
Dữ liệu gốc là nền tảng bắt buộc để tham gia thị trường carbon. Các lĩnh vực cần bản đồ hóa kinh tế carbon bao gồm: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp, Khoáng sản và Đô thị. Xây dựng bản đồ dữ liệu kinh tế carbon quốc gia là yêu cầu cấp thiết.
Để chuẩn bị tham gia thị trường kinh tế Carbon toàn cầu, trước mắt, các vùng sản xuất cần chuyển đổi mô hình canh tác từ VietGap sang hữu cơ, tuần hoàn. Nhờ các giải pháp công nghệ hiện đại, việc chuyển đổi sang hữu cơ mất 3 – 5 năm như trước đây có thể rút ngắn nhờ giải pháp công nghệ vi sinh bản địa và số hóa.
Việt Nam có lợi thế lớn như rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, đất trồng nông nghiệp đa dạng, nhưng nếu không thay đổi cách làm nông nghiệp và quản trị môi trường, chúng ta sẽ phải trả giá đắt về kinh tế, khí hậu và an toàn sự sống.
“Vì chúng ta đang sống chung một bầu không khí, nên mỗi người bắt đầu từ việc nhỏ là bảo vệ môi trường quanh mình” là thông điệp của TS. Lê Văn Nguyên sau phần chia sẻ về dữ liệu gốc, tư duy hệ thống trong bối cảnh kinh tế Carbon toàn cầu.
TS. Lê Văn Nguyên – Thành viên của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) – Nhà sáng lập / Chủ tịch HĐQT Công ty CP HCJ
Để triển khai thành chương trình hành động cụ thể, giải quyết các thách thức bền vững, phát huy lòng tin, các mô hình đổi mới như Hệ sinh thái kinh doanh Wellness City Ecosystem, Hệ thống đánh giá Xếp hạng uy tín cho cá nhân, Doanh nghiệp – DSCP được thiết kế trên nền tảng System Thinking, Design Thinking từ Cộng đồng Design Thinking VN, góp phần thúc đẩy sự bền vững và đổi mới sáng tạo trong lối sống, kinh doanh, kết nối, kiến tạo môi trường cộng tác, chia sẻ, đồng sáng tạo, Bà Dương Tường Nhi chia sẻ.
Bà Dương Tường Nhi – Sáng lập Cộng đồng Design Thinking Techfest VN
Sustainable Action #03 – Climate Change – Innovative Solutions nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của Cộng đồng tham gia, từ các Nhà Khoa học ở cá Viện -Trường, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp KHCN, Startup. Các chương trình tiếp theo đang tiếp tục triển khai bởi Cộng đồng Design Thinking và đối tác để hiện thực hoá các mục tiêu chung.
Trái đất, ngôi nhà thân yêu của chúng ta, ngôi nhà chung đang gánh chịu sức nặng của hơn 8 tỉ con người, đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác từ cộng đồng trong nước và quốc tế để hướng tới một tương lai bền vững cho hành tinh. Hướng tới một tương lai bền vững không là còn là chuyện của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà kinh tế, không chỉ là chiến lược được thảo luận tại các diễn đàn hoặc trong các sự kiện. Thay đổi lối sống, cách kinh doanh là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong từng hành động, trong từng phút giây của cuộc sống.
Mọi thứ đang rất cấp bách. Cần có hành động mạnh mẽ từ cộng đồng, từ những người có tư duy đổi mới, của các chuyên gia trong tất cả lĩnh vực, của các chủ doanh nghiệp đang hàng ngày tạo ra những sản phẩm cho xã hội và có thể cũng để lại những phế phẩm tạo tác động không tốt đến môi trường.
Sustainable Action là diễn đàn kết nối tri thức, thúc đẩy hành động – đồng hành cùng Hệ thống Xếp hạng Uy tín cho cá nhân và Doanh nghiệp – Dự án Công dân Bền vững – DSCP. Mục tiêu của DSCP là tạo ra môi trường hành động, chuyển hoá, sáng tạo, tái thiết kế bản thân và doanh nghiệp, tạo dựng uy tín, sự tin cậy.
Diễn giả: TS. Lê Văn Nguyên là Nhà Khoa học có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu về Carbon, lịch sử và văn hoá. Ông đã có những đóng góp đáng kể thông qua các sáng chế quan trọng , bao gồm sáng chế “Điện phân H2O” và “Màn lọc Carbon trung tính”. Những công nghệ này đã được ứng dụng trong việc phát triển hệ thống máy lọc nước Ion kiềm và chuyển hoá nước biển thành nước ngọt.
Ông được Trường Đại học Tokyo phong hàm Giáo sư Khoa học (GSKH) vào năm 2015 nhằm ghi nhận cho những đóng góp của Ông đối với nền khoa học. Với tầm nhìn “Ứng dụng khoa học thực tiễn”, TS.Lê Văn Nguyên đã sáng lập Công ty HCA&JP tại Nhật Bản (2009) chuyên sản xuất nguyên liệu Carbon phục vụ cho các thiết bị thông minh và Công ty CP HCJ tại VN (2019) tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, khu công nghiệp tuần hoàn và hạ tầng cơ bản.
TS. Lê Văn Nguyên là thành viên của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC – https://www.ipcc.ch/) – tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọn trong việc đánh giá và đưa ra các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Profile: https://dif.com.vn/ts-le-van-nguyen-nha-sang-lap-chu-tich-h-qt-cong-ty-cp-hcj-3066/
Điều phối – Bà Dương Tường Nhi – với sứ mệnh phát triển cộng đồng bền vững, nơi con người được kết nối bằng sự đồng cảm, yêu thương, trí tuệ và sự sáng tạo, trong vai trò sáng lập Cộng đồng Design Thinking – Techfest VN, Bà đã kiến tạo ra môi trường kết nối đổi mới sáng tạo, xây dựng các chương trình hoạt động, huấn luyện, các mô hình trao đổi tri thức, kết nối và phát triển hệ sinh thái kinh doanh.
Profile: https://netid.vn/F13c1a69A48h981
Thiên Anh